Biểu đồ chứng khoán là công cụ quan trọng giúp nhà đầu tư phân tích xu hướng thị trường và ra quyết định giao dịch. Bài viết này sẽ hướng dẫn nhà đầu tư cách đọc các chỉ số trên biểu đồ chứng khoán để hiểu và tận dụng hiệu quả công cụ phân kỹ thuật trong giao dịch chứng khoán.
1. Các chỉ số quan trọng trên biểu đồ chứng khoán
Dưới đây là các thành phần chính trên biểu đồ chứng khoán.
1.1. Đường giá
Đường giá thể hiện sự thay đổi của giá cổ phiếu theo thời gian. Tùy vào mục đích phân tích, nhà đầu tư có thể sử dụng các dạng biểu đồ sau:
Hình minh họa | Ưu điểm | Nhược điểm | |
Biểu đồ đường (Line Chart): Minh họa xu hướng giá bằng cách nối các điểm giá đóng cửa trong một khoảng thời gian nhất định. | Đơn giản, dễ theo dõi, giúp nhận diện xu hướng chung. | Không thể hiện biên độ biến động giá trong phiên, thiếu chi tiết cho phân tích chuyên sâu. | |
Biểu đồ thanh (Bar Chart): Hiển thị giá mở cửa, cao nhất, thấp nhất và đóng cửa của cổ phiếu trong một phiên giao dịch. | Cung cấp đầy đủ mức giá, phạm vi biến động giá, hỗ trợ nhận diện mô hình giá. | Khó xác định xu hướng tăng/giảm trong khung thời gian ngắn. | |
Biểu đồ nến Nhật (Candlestick Chart): Mỗi nến thể hiện giá mở cửa, đóng cửa, cao nhất và thấp nhất trong phiên. Màu sắc của nến giúp nhận biết xu hướng tăng hay giảm. | Dự đoán xu hướng, đánh giá lực mua/bán, kết hợp tốt với chỉ báo kỹ thuật. | Cần quan sát nhiều cây nến để đánh giá xu hướng chính xác. |

1.2. Chỉ báo kỹ thuật
Các chỉ báo kỹ thuật cung cấp thông tin hỗ trợ việc nhận diện xu hướng, đánh giá sức mạnh thị trường và xác định điểm vào/ra lệnh hợp lý. Một số chỉ báo phổ biến gồm:
- MA (Moving Averages – đường trung bình động): Giúp xác định xu hướng giá dựa trên giá trị trung bình trong một khoảng thời gian.
- MACD (Moving Average Convergence Divergence – đường trung bình động hội tụ phân kỳ): Dùng để nhận diện tín hiệu mua/bán thông qua sự giao thoa của các đường trung bình động.
- RSI (Relative Strength Index – Chỉ số sức mạnh tương đối): Đánh giá mức độ quá mua hoặc quá bán của cổ phiếu (thường dao động từ 0 – 100, với mức trên 70 là quá mua, dưới 30 là quá bán).
- Bollinger Bands: Gồm ba đường bao quanh giá để đo lường độ biến động, hỗ trợ nhận diện điểm mua/bán khi giá chạm dải trên hoặc dưới.
- Ichimoku Cloud: Công cụ phân tích kỹ thuật mạnh mẽ giúp xác định xu hướng, vùng hỗ trợ/kháng cự và tín hiệu giao dịch.

1.3. Mô hình giá
Mô hình giá giúp nhà đầu tư nhận diện các tín hiệu giao dịch dựa trên hành vi giá trong quá khứ. Một số mô hình quan trọng bao gồm:
- Mẫu hình nến Nhật: Doji, Hammer, Engulfing,… thể hiện tâm lý thị trường và khả năng đảo chiều.
- Head and Shoulders (Vai đầu vai): Báo hiệu sự đảo chiều xu hướng.
- Cup and Handle (Cốc tay cầm), Triangle Pattern (Tam giác): Cho thấy sự tích lũy trước khi giá phá vỡ theo một hướng.
- XABCD Pattern, ABCD Pattern, Cypher Pattern: Các mô hình Harmonic giúp xác định điểm đảo chiều dựa trên tỷ lệ Fibonacci.
- Three Drives Pattern: Mô hình ba đỉnh hoặc ba đáy, báo hiệu khả năng đảo chiều.

1.4. Sóng Elliott và Fibonacci Retracement
Sóng Elliott mô tả cách giá cổ phiếu di chuyển theo chu kỳ, dựa trên tâm lý thị trường. Mô hình gồm:
- Sóng động lực (Impulse Waves – 5 sóng đi theo xu hướng chính): Sóng 1, 3, 5 là sóng tăng (hoặc giảm), sóng 2, 4 là sóng thoái lui.
- Sóng điều chỉnh (Corrective Waves – 3 sóng điều chỉnh ngược xu hướng chính): Sóng A, B, C đi ngược lại với xu hướng chính.
Các nhà đầu tư sử dụng sóng Elliott để xác định các điểm đảo chiều và xác nhận xu hướng dài hạn.
Đường Fibonacci thường được kết hợp với sóng Elliott với vai trò xác định biên độ biến động giá và thời điểm kết thúc xu hướng. Các mức Fibonacci thường xuất hiện tại các ngưỡng kháng cự và hỗ trợ quan trọng.
2. Hướng dẫn cách đọc biểu đồ chứng khoán hiệu quả
Hiểu và sử dụng thành thạo các công cụ kỹ thuật trên biểu đồ chứng khoán giúp nhà đầu tư đưa ra quyết định chính xác, tối ưu hóa chiến lược và giảm rủi ro.
|
2.1. Giao diện tổng quát
Biểu đồ chứng khoán gồm 2 trục chính:
- Trục ngang: Hiển thị thông tin về thời gian.
- Trục dọc bên phải: Hiển thị mức giá cổ phiếu.
Một số ký hiệu quan trọng trên biểu đồ:
- O (Open): Giá mở cửa.
- H (High): Giá cao nhất.
- L (Low): Giá thấp nhất.
- C (Close): Giá đóng cửa.
Theo dõi bảng giá và biểu đồ chứng khoán tại https://trading.vfs.com.vn/
2.2. Vùng công cụ
(1) Khu vực nhập mã cổ phiếu cần phân tích.
(2) Thêm biểu đồ của cổ phiếu khác để so sánh với cổ phiếu hiện tại.
(3) Lựa chọn khung thời gian để phân tích: Theo ngày (D), tuần (W) hoặc tháng (M).
(4) Lựa chọn loại biểu đồ giúp quan sát diễn biến giá. Biểu đồ thường dùng gồm:
- Biểu đồ nến (Candlestick Chart): Xác định diễn biến cung cầu.
- Biểu đồ đường (Line Chart): Xác định mô hình giá.
(5) Thêm chỉ báo phân tích kỹ thuật: Lưu ý không nên sử dụng quá 4 chỉ báo trên một biểu đồ để tránh gây nhiễu thông tin
(6) Lưu mẫu chỉ báo: Giúp lưu lại cài đặt phân tích.
(7) Công cụ Undo và Redo.
(8) Lưu biểu đồ.
(9) Tìm kiếm nhanh.
(10) Cài đặt biểu đồ.
(11) Chụp ảnh màn hình.
(12) Giá mở – đóng cửa, giá cao – thấp nhất.
(13) Khu vực hiển thị một số chỉ báo, công cụ đã chọn.
(14) Thanh công cụ hỗ trợ gồm:
- Khu vực: A: Các công cụ vẽ xu hướng.
- Khu vực B: Các công cụ Gann và Fibonacci.
- Khu vực C: Các mẫu/ mô hình giá/ sóng Elliott/ Chu kỳ giá
- Khu vực D: Các công cụ dự đoán và đo đạc.
- Khu vực E: Công cụ vẽ đánh dấu.
- Khu vực F: Công cụ gõ văn bản chú thích.
- Khu vực G: Các biểu tượng.
- Khu vực H: Đo lường.
- Khu vực I: Phóng to – thu nhỏ.
- Khu vực K: Nam châm hút các điểm vẽ về các mức giá hoặc đỉnh/đáy của nến gần nhất.

2.3. Vùng biến động giá
Trên biểu đồ nến Nhật (Candlestick Chart), mỗi cây nến đại diện cho diễn biến giá trong một khoảng thời gian nhất định (có thể là một phút, một giờ, một ngày,…). Cấu trúc của một cây nến Nhật tiêu chuẩn gồm các thành phần chính sau:
- Thân nến: Là phần hình chữ nhật của cây nến, thể hiện khoảng chênh lệch giữa giá mở cửa và giá đóng cửa. Thân nến càng dài, biến động giữa giá mở cửa và đóng cửa càng lớn.
- Bóng nến (bấc nến): Là phần kéo dài phía trên và phía dưới thân nến, thể hiện mức giá cao nhất và thấp nhất trong khoảng thời gian giao dịch.
Màu sắc của nến:
- Nến xanh: Giá đóng cửa cao hơn giá mở cửa → nến tăng.
- Nến đỏ: Giá đóng cửa thấp hơn giá mở cửa → nến giảm giảm.
Biểu đồ thanh (Bar Chart) gồm các thanh giá. Mỗi thanh giá thể hiện biến động giá của một phiên giao dịch:
- Đỉnh thanh: Thể hiện mức giá cao nhất trong phiên.
- Đáy thanh: Thể hiện mức giá thấp nhất trong phiên.
- Gạch ngang bên trái: Đại diện cho giá mở cửa.
- Gạch ngang bên phải: Đại diện cho giá đóng cửa.
Cách đọc xu hướng từ biểu đồ hình thanh:
- Thanh giá tăng: Nếu giá đóng cửa cao hơn giá mở cửa → xu hướng tăng.
- Thanh giá giảm: Nếu giá đóng cửa thấp hơn giá mở cửa → xu hướng giảm.
- Thanh giá có biên độ lớn: Cho thấy biến động mạnh, có thể do tin tức quan trọng hoặc biến động thị trường.
- Thanh giá có biên độ hẹp: Biểu thị sự ổn định, ít biến động hoặc giai đoạn tích lũy.
2.4. Vùng khối lượng giao dịch
Khối lượng giao dịch là số lượng cổ phiếu được mua/bán trong một khoảng thời gian cụ thể, giúp đánh giá mức độ quan tâm của nhà đầu tư đối với cổ phiếu.
Màu sắc của thanh khối lượng:
- Thanh xanh: Giá đóng cửa cao hơn mở cửa → lực mua mạnh.
- Thanh đỏ: Giá đóng cửa thấp hơn mở cửa → áp lực bán lớn.
Ý nghĩa của thanh khối lượng:
- Nến đỏ + khối lượng lớn: Áp lực bán mạnh → giá có thể tiếp tục giảm.
- Nến xanh + khối lượng lớn: Lực mua lớn → giá có thể tiếp tục tăng.
- Khối lượng thấp: Nhà đầu tư ít quan tâm đến cổ phiếu, có thể do thanh khoản kém hoặc thị trường đang khan hiếm cổ phiếu.
2.5. Vùng công cụ vẽ
Thanh công cụ vẽ nằm ở trục dọc bên trái biểu đồ giúp nhà đầu tư phân tích hiệu quả hơn:
- Nhóm công cụ vẽ đường: Dùng để vẽ các đường xu hướng, kênh xu hướng, góc xu hướng,…
- Nhóm công cụ vẽ mô hình: Hỗ trợ nhà đầu tư vẽ các mẫu hình giá quan trọng như vai đầu vai, tam giác, cờ đuôi nheo… giúp nhận diện ngưỡng kháng cự/hỗ trợ.
2.6. Mức hỗ trợ và kháng cự
Nhà đầu tư có thể sử dụng các công cụ nhận diện mức hỗ trợ/kháng cự để xác định điểm vào lệnh và đặt mục tiêu lợi nhuận hợp lý.
- Mức hỗ trợ: Là mức giá mà tại đó áp lực mua đủ mạnh để ngăn chặn đà giảm giá và có thể khiến giá đảo chiều đi lên.
- Mức kháng cự: Là mức giá mà tại đó áp lực bán đủ lớn để ngăn giá tiếp tục tăng và có thể khiến giá đảo chiều giảm xuống.
2.7. Cách thêm chỉ báo kỹ thuật trên biểu đồ chứng khoán
Chỉ báo kỹ thuật giúp nhà đầu tư phân tích xu hướng, động lượng và tín hiệu mua/bán. Các bước thực hiện:
- Mở biểu đồ của mã cổ phiếu cần phân tích.
- Nhấn vào “Indicators” (Chỉ báo kỹ thuật) trên thanh công cụ.
- Tìm kiếm chỉ báo mong muốn (VD: MA, RSI, MACD…).
- Nhấn vào chỉ báo để thêm vào biểu đồ.
- Điều chỉnh thông số nếu cần (chu kỳ, màu sắc, đường tín hiệu…).
- Lưu lại cài đặt để sử dụng trong các phân tích sau.
Lưu ý:
- Kết hợp 2 – 3 chỉ báo để tăng độ chính xác.
- Sử dụng quá 4 chỉ báo sẽ làm nhiễu thông tin.
- Kiểm tra lại dữ liệu trên nhiều khung thời gian trước khi quyết định giao dịch.
2.8. Cách xác định xu hướng trên biểu đồ chứng khoán
Xác định xu hướng giúp nhà đầu tư dự đoán được động thái của thị trường trong thời gian tới. Các yếu tố cần xem xét gồm:
- Thời gian tồn tại của xu hướng: Nếu xu hướng tăng hoặc giảm kéo dài mà không có sự điều chỉnh đáng kể, thì khả năng đảo chiều càng cao.
- Biến động giá: Cổ phiếu biến động mạnh có thể khó đoán hơn so với cổ phiếu có xu hướng ổn định, hãy cẩn thận với các biến động ngắn hạn và không đặt quá nhiều trọng lượng vào chúng.
- Dấu hiệu đảo chiều xu hướng: Mô hình nến và các chỉ báo động lượng thường được sử dụng để nhận biết sự thay đổi trong xu hướng.
3. Sai lầm thường gặp khi phân tích biểu đồ
Dưới đây là một số lỗi phổ biến cần tránh khi phân tích biểu đồ chứng khoán:
- Chỉ dựa vào một chỉ báo duy nhất để ra quyết định: Mỗi chỉ báo kỹ thuật đều có ưu và nhược điểm riêng. Nếu chỉ sử dụng một chỉ báo, nhà đầu tư có thể bỏ lỡ những tín hiệu quan trọng hoặc đưa ra quyết định thiếu chính xác.
- Không kết hợp phân tích cơ bản: Biểu đồ giúp xác định xu hướng giá, nhưng không phản ánh toàn bộ giá trị nội tại của doanh nghiệp. Việc bỏ qua các yếu tố cơ bản như báo cáo tài chính, tiềm năng tăng trưởng hay môi trường kinh tế có thể khiến nhà đầu tư đánh giá sai giá trị cổ phiếu.
- Bị cảm xúc chi phối khi đọc biểu đồ: Tâm lý sợ hãi hoặc tham lam có thể khiến nhà đầu tư đưa ra quyết định vội vàng. Việc duy trì kỷ luật giao dịch và tuân theo chiến lược đầu tư sẽ giúp hạn chế rủi ro.

Hy vọng bài viết trên đã giúp nhà đầu nắm được cách đọc các chỉ số trên biểu đồ chứng khoán để hỗ trợ quá trình phân tích cổ phiếu. Nhà đầu tư cần tránh phụ thuộc vào một công cụ duy nhất, hãy kết hợp nhiều phương pháp phân tích để xác định điểm vào lệnh hợp lý.
Nếu nhà đầu tư đang tìm kiếm một giải pháp đầu tư thông minh, hãy trải nghiệm ngay VFS Trading – nền tảng giao dịch chứng khoán tiên phong với công nghệ VGAIA đến từ Nhật Bản (an toàn – bảo mật – giao dịch mượt mà) của Chứng khoán Nhất Việt (VFS). Nhà đầu tư có thể sử dụng các công cụ phân tích dữ liệu hiện đại có sẵn trên VFS Trading và liên hệ với các chuyên gia ngay trong phiên giao dịch. Hãy liên hệ ngay hotline (+84 28) 6255 6586 (Chi nhánh TP.HCM) hoặc (+84 24) 3928 8222 (Chi nhánh Hà Nội) để được VFS tư vấn chi tiết!
|