Các trường phái phân tích kỹ thuật trong chứng khoán

calendar14/07/2025
Kiến thức kỹ thuật

Các trường phái phân tích kỹ thuật phổ biến hiện nay là gì? Đâu là phương pháp phù hợp với phong cách đầu tư của bạn? Bài viết này sẽ giúp nhà đầu tư hiểu rõ ưu – nhược điểm của từng trường phái, từ đó xây dựng chiến lược đầu tư hiệu quả nhất.

1. Phân tích kỹ thuật chứng khoán là gì? Vai trò

Phân tích kỹ thuật là phương pháp đánh giá và dự đoán xu hướng giá của cổ phiếu dựa trên dữ liệu quá khứ, chủ yếu thông qua biểu đồ giá và khối lượng giao dịch. Khác với phân tích cơ bản, phân tích kỹ thuật không tập trung vào các yếu tố doanh thu, lợi nhuận hay tình hình tài chính của doanh nghiệp mà dựa vào hành vi thị trường và tâm lý nhà đầu tư.

Với cách tiếp cận này, phân tích kỹ thuật đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ nhà đầu tư đưa ra quyết định hiệu quả hơn:

  • Dự đoán xu hướng: Nhận diện xu hướng tăng, giảm hoặc đi ngang dựa vào dữ liệu quá khứ, vì hành vi giá có tính chất lặp lại theo thời gian.
  • Xác định điểm mua/bán: Sử dụng các chỉ báo kỹ thuật để xác định thời điểm vào lệnh tối ưu.
  • Cảnh báo rủi ro: Phân tích kỹ thuật là cơ sở cảnh báo sự phá vỡ các ngưỡng hỗ trợ và kháng cự, thiết lập nên các ngưỡng an toàn mới hay mức giá mới thực sự thay vì dao động quanh mức giá cũ. Nhờ đó, nhà đầu tư có thể nhận diện sớm các tín hiệu thay đổi của thị trường, chủ động điều chỉnh chiến lược giao dịch để giảm thiểu rủi ro và tận dụng cơ hội đầu tư.
Phân tích kỹ thuật là phương pháp đánh giá và dự đoán xu hướng giá của cổ phiếu dựa trên dữ liệu lịch sử
Phân tích kỹ thuật là phương pháp đánh giá và dự đoán xu hướng giá của cổ phiếu dựa trên dữ liệu lịch sử

2. 5 trường phái phân tích kỹ thuật huyền thoại

Phân tích kỹ thuật trong đầu tư chứng khoán gồm nhiều trường phái khác nhau, mỗi phương pháp có cách tiếp cận riêng để dự đoán xu hướng giá và đưa ra quyết định giao dịch.

2.1. Trường phái phân tích kỹ thuật cổ điển

Trường phái phân tích kỹ thuật cổ điển cho rằng lịch sử giá có xu hướng lặp lại và sử dụng mô hình giá trước đó để dự đoán giá trong tương lai. Trường phái này sử dụng các công cụ  như đường trung bình động (Moving Averages), đường hỗ trợ và kháng cự (Support And Resistance) kết hợp với các chỉ báo kỹ thuật như MACD, RSI và Stochastic.

2.2. Trường phái phân tích kỹ thuật tân cổ điển

Trường phái tân cổ điển tập trung vào phân tích trạng thái tâm lý của nhà đầu tư để đưa ra các dự đoán về hành động giá của tài sản tài chính. Phương pháp này sử dụng các công cụ như Elliott Wave và đường trung bình cộng dịch chuyển (Moving Average Convergence Divergence – MACD).

2.3. Trường phái phân tích kỹ thuật Harmonic

Trường phái phân tích kỹ thuật Harmonic tập trung hoàn toàn vào sự vận động của giá mà không xét đến khối lượng giao dịch. Phương pháp này là sự kết hợp giữa lý thuyết về mô hình giá và toán học Fibonacci để xác định các điểm đảo chiều tiềm năng trên thị trường.

Việc áp dụng phân tích Harmonic đòi hỏi nhà đầu tư phải có sự hiểu biết sâu về thị trường và các mô hình kỹ thuật. Đồng thời, để nâng cao độ chính xác cho quyết định giao dịch, phương pháp này cần được kết hợp linh hoạt với các công cụ phân tích kỹ thuật khác.

2.4. Trường phái phân tích kỹ thuật Volume Spread Analysis

Volume Spread Analysis (VSA) là trường phái phân tích kỹ thuật tập trung vào mối quan hệ giữa khối lượng giao dịch và sự phân phối giữa bên mua và bên bán. Trường phái VSA cho rằng dòng tiền quyết định tất cả: khi dòng tiền đổ vào, giá có xu hướng tăng; ngược lại, khi dòng tiền rút ra, giá sẽ giảm. Phương pháp này giúp nhà đầu tư nhận diện dòng tiền của các nhà giao dịch lớn, từ đó dự đoán xu hướng giá tiếp theo trên thị trường.

2.5. Trường phái phân tích kỹ thuật kiểu Nhật

Trường phái phân tích kỹ thuật kiểu Nhật cho rằng mọi quyết định giao dịch trên thị trường đều bị chi phối bởi tâm lý con người. Theo quan điểm này, thị trường luôn dao động quanh một điểm cân bằng, nếu giá rời khỏi điểm cân bằng quá xa hoặc duy trì quá lâu, rủi ro sẽ tăng.

Phương pháp này tập trung vào việc khai thác các mẫu hình nến để phân tích xu hướng giá và đưa ra dự báo về sự biến động của mã chứng khoán. Mỗi cây nến bao gồm phần thân thể hiện mức giá mở cửa và đóng cửa, trong khi bóng nến phản ánh mức giá cao nhất và thấp nhất trong một khoảng thời gian nhất định. Các mẫu hình nến có thể cung cấp tín hiệu về xu hướng tiếp tục, đảo chiều hoặc sự do dự của thị trường.

Phân tích kỹ thuật kiểu Nhật gồm ba phương pháp chính:

  • Candlestick: Phương pháp phổ biến nhất, tập trung vào mối quan hệ giữa giá mở, giá đóng, giá cao và giá thấp để xác định tín hiệu giao dịch.
  • Heiken Ashi: Sử dụng trung bình các thành phần nến để làm nổi bật xu hướng, giúp nhà đầu tư nhận diện điểm đảo chiều dễ dàng hơn.
  • Ichimoku Kinko Hyo: Cung cấp cái nhìn tổng thể về xu hướng thị trường, đồng thời xác định các vùng hỗ trợ và kháng cự quan trọng.
Trường phái phân tích kỹ thuật kiểu Nhật sử dụng biểu đồ nến được nhiều nhà đầu tư áp dụng
Trường phái phân tích kỹ thuật kiểu Nhật sử dụng biểu đồ nến được nhiều nhà đầu tư áp dụng

3. 12+ trường phái phân tích kỹ thuật thực chiến

Trên thực tế có nhiều trường phái phân tích kỹ thuật khác nhau, mỗi trường phái có nguyên lý và phương pháp ứng dụng riêng. Dưới đây là các trường phái phân tích kỹ thuật phổ biến:

3.1. Trường phái đánh giá hành động giá (Price action)

Đặc điểm: Tập trung vào việc quan sát và phân tích chuyển động giá trên biểu đồ mà không sử dụng các chỉ báo kỹ thuật. Nhà đầu tư dựa vào các mẫu hình nến Nhật và cấu trúc giá để hiểu được hành vi thị trường và xác định điểm vào lệnh phù hợp.

Nguyên lý: Giá phản ánh tất cả thông tin cần thiết và hành vi giá lặp lại theo thời gian.

Công cụ chính: Biểu đồ nến Nhật, các mức hỗ trợ và kháng cự, đường xu hướng.

3.2. Trường phái phân tích mô hình giá (Chart Patterns)

Đặc điểm: Nhận diện các mô hình hình thành trên biểu đồ giá để dự đoán xu hướng tương lai – xác định điểm đảo chiều hoặc tiếp diễn xu hướng.

Nguyên lý: Thông qua việc phân tích mô hình, nhà đầu tư có thể dự đoán xu hướng giá trong tương lai dựa trên hành vi giá trong quá khứ.

Công cụ chính: Mô hình đầu và vai, cốc và tay cầm, tam giác, hình chữ nhật và các mẫu hình nến (candlestick patterns).

3.3. Trường phái Heiken Ashi

Đặc điểm: Sử dụng biểu đồ Heiken Ashi để loại bỏ những biến động nhỏ không quan trọng và làm rõ xu hướng, giúp nhà đầu tư dễ dàng nhận diện xu hướng.

Nguyên lý: Tính toán trung bình các mức giá giúp thể hiện xu hướng ổn định hơn so với biểu đồ nến truyền thống.

Công cụ chính: Biểu đồ Heiken Ashi kết hợp với các chỉ báo khác như thanh khoản, động lượng…

3.4. Trường phái giao dịch theo cung cầu (Supply Demand)

Đặc điểm: Xác định các vùng cung và cầu quan trọng trên biểu đồ, qua đó nhận diện các vùng giá có sức mạnh đảo chiều, từ đó tìm điểm vào/ra thị trường.

Nguyên lý: Giá di chuyển theo sự cân bằng giữa cung và cầu; vùng có cung hoặc cầu mạnh sẽ tác động lớn đến xu hướng giá.

Công cụ chính: Biểu đồ giá kết hợp với thanh khoản.

3.5. Trường phái Wyckoff

Đặc điểm: Dựa trên nguyên lý phân phối tích lũy của giá cổ phiếu phân chia thị trường thành các giai đoạn tích lũy và phân phối, việc nhận diện các giai đoạn thị trường có thể giúp nhà đầu tư dự đoán được xu hướng giá tiếp theo.

Nguyên lý: Thị trường luôn di chuyển theo chu kỳ phân phối (distribution) và tích lũy (accumulation).

Công cụ chính: Phân tích khối lượng, biểu đồ giá và các giai đoạn thị trường.

3.6. Trường phái SMC (Smart Money Concepts)

Đặc điểm: Tập trung vào việc nhận diện hành vi của “tiền thông minh” (smart money) hay theo dõi các dấu hiệu, tín hiệu mà các nhà đầu tư lớn để lại trên biểu đồ để dự đoán xu hướng thị trường.

Nguyên lý: Hành động của smart money là chỉ báo mạnh mẽ cho xu hướng thị trường.

Công cụ chính: Các chỉ báo kết hợp với phân tích khối lượng, vùng cung cầu và vị trí giá.

3.7. Trường phái mây Ichimoku

Đặc điểm:  Sử dụng chỉ báo Ichimoku Cloud để cung cấp bức tranh tổng thể về xu hướng, mức hỗ trợ và kháng cự. Mây Ichimoku gồm nhiều thành phần như Kumo (đám mây), Senkou Span A và B, Tenkan-sen và Kijun-sen.

Nguyên lý: Tích hợp nhiều thông tin thị trường nhằm xác định xu hướng và các tín hiệu giao dịch.

Công cụ chính: Chỉ báo Ichimoku Cloud.

Xem thêm: Cách sử dụng mây Ichimoku: Đơn giản – Dễ hiểu nhất

Chỉ báo Ichimoku Cloud cung cấp một bức tranh tổng thể về xu hướng thị trường, cũng như các mức hỗ trợ và kháng cự
Chỉ báo Ichimoku Cloud cung cấp một bức tranh tổng thể về xu hướng thị trường, cũng như các mức hỗ trợ và kháng cự

3.8. Trường phái giao dịch theo sóng Elliott (Elliott Wave Theory)

Đặc điểm: Dựa trên lý thuyết sóng của Ralph Nelson Elliott, phân tích chu kỳ thị trường qua các chu kỳ sóng lặp lại. Thị trường di chuyển theo các chu kỳ sóng có thể được dự đoán, mỗi chu kỳ phản ánh tâm lý và hành động của nhà đầu tư.

Nguyên lý: Giá di chuyển theo các chu kỳ sóng với cấu trúc nhất định, từ đó dự báo xu hướng và điểm đảo chiều.

Công cụ chính: Mô hình sóng kết hợp với sự hỗ trợ của Fibonacci.

Xem thêm: Hướng dẫn giao dịch theo sóng Elliott DỄ HIỂU NHẤT

3.9. Trường phái Fibonacci

Đặc điểm: Trường phái Fibonacci là phương pháp phân tích kỹ thuật ứng dụng các tỷ lệ toán học trong dãy số Fibonacci nhằm xác định các mức hỗ trợ và kháng cự quan trọng trên biểu đồ giá.

Nguyên lý: Giá cổ phiếu thường có xu hướng quay lại (pullback) hoặc phá vỡ (breakout) qua các mức giá được xác định theo tỷ lệ Fibonacci. Các mức này thường trở thành các ngưỡng quan trọng – nơi mà cung cầu thị trường thay đổi, từ đó tạo ra các tín hiệu giao dịch hiệu quả. Đặc biệt, phương pháp Fibonacci mang lại hiệu quả cao trên các thị trường có biến động mạnh, giúp nhà đầu tư dự đoán được điểm đảo chiều hoặc tiếp tục của xu hướng giá.

Công cụ chính: Fibonacci retracement và Fibonacci extension với các mức quan trọng thường được áp dụng là 23,6%, 38,2%, 50%, 61,8% và 78,6%.

3.10. Trường phái phân tích theo xu hướng (Trend-following)

Đặc điểm: Phương pháp phân tích theo xu hướng sử dụng đường trendline để xác định xu hướng chính của thị trường. Đường trendline được vẽ dựa trên các đỉnh và đáy của biểu đồ giá để xác định xu hướng tăng, giảm hoặc ngang.

Trường phái phân tích theo xu hướng tập trung vào việc nhận diện các xu hướng giá trên thị trường và dự đoán rằng giá sẽ tiếp tục di chuyển theo xu hướng hiện tại. Nhà đầu tư sử dụng phương pháp này để mua vào khi xu hướng tăng và bán ra khi xu hướng giảm.

Nguyên lý: Giá có xu hướng tiếp tục di chuyển theo chiều đang diễn ra hơn là đảo chiều một cách ngẫu nhiên. Việc xác định xu hướng giúp nhà đầu tư giao dịch theo dòng chảy của thị trường thay vì đi ngược lại.

Công cụ chính: Đường trung bình động (Moving Averages), chỉ báo động lượng (Momentum Indicators) và các mô hình giá.

3.11. Trường phái phân tích chỉ báo kỹ thuật (Indicator)

Đặc điểm: Trường phái này sử dụng các chỉ báo và công cụ toán học để phân tích dữ liệu giá và khối lượng giao dịch, từ đó xác định xu hướng, điểm mua/bán và tín hiệu giao dịch. Đồng thời, các chỉ báo còn giúp nhà đầu tư theo dõi trạng thái quá mua (overbought) hoặc quá bán (oversold) của thị trường.

Công cụ chính: Các chỉ báo kỹ thuật như MACD, RSI, Stochastic và Bollinger Bands.

3.12. Trường phái phân tích theo khối lượng giao dịch (Volume-based Analysis)

Khối lượng giao dịch là một yếu tố quan trọng giúp đánh giá sức mạnh của xu hướng giá. Theo phương pháp này:

  • Nếu một xu hướng đi kèm với khối lượng giao dịch lớn, đó là dấu hiệu cho thấy xu hướng có khả năng tiếp tục.
  • Nếu xu hướng đi kèm với khối lượng giao dịch thấp, có thể đây là dấu hiệu cảnh báo về sự đảo chiều.

3.13. Trường phái phân tích theo lý thuyết Dow (Dow Theory)

Lý thuyết Dow là một trong những trường phái phân tích kỹ thuật lâu đời nhất. Lý thuyết này xác định rằng thị trường chứng khoán vận động theo ba xu hướng chính:

  • Xu hướng chính (Primary trend): Xu hướng chính kéo dài lâu nhất và có tác động mạnh nhất, kéo dài từ vài tháng đến nhiều năm.
  • Xu hướng phụ (Secondary trend): Xu hướng điều chỉnh trong xu hướng chính, thường kéo dài từ vài tuần đến vài tháng.
  • Xu hướng nhỏ (Minor trend): Xu hướng ngắn hạn, có thể chỉ kéo dài vài ngày đến vài tuần.

Mục tiêu của lý thuyết Dow là nhận diện xu hướng chính để đưa ra quyết định đầu tư dài hạn và ngắn hạn hiệu quả.

Mục tiêu của lý thuyết Dow là nhận diện xu hướng chính để đưa ra quyết định đầu tư
Mục tiêu của lý thuyết Dow là nhận diện xu hướng chính để đưa ra quyết định đầu tư

4. Các loại biểu đồ trong phân tích kỹ thuật

Biểu đồ là công cụ trực quan giúp nhà đầu tư nhận diện các xu hướng và mô hình giá. Dưới đây là các loại biểu đồ phổ biến được sử dụng trong phân tích chứng khoán:

  • Biểu đồ đường (Line Chart): Chỉ hiển thị giá đóng cửa, giúp nhận diện xu hướng chung.
  • Biểu đồ cột (Bar Chart): Thể hiện giá mở cửa, đóng cửa, cao nhất, thấp nhất, giúp quan sát biên độ dao động giá.
  • Biểu đồ nến Nhật (Candlestick Chart): Mỗi “nến” thể hiện giá mở cửa, đóng cửa, cao nhất và thấp nhất, màu sắc nến giúp nhận biết xu hướng tăng hay giảm.
  • Biểu đồ điểm và hình (Point and Figure Chart): Tập trung vào biến động giá, không sử dụng thời gian, thích hợp cho việc theo dõi xu hướng dài hạn.
  • Biểu đồ Renko (Renko Chart): Loại bỏ yếu tố thời gian, chỉ phản ánh các thay đổi giá lớn, giúp nhận diện xu hướng mạnh mẽ.
  • Biểu đồ Heiken Ashi (Heiken Ashi Chart): Làm mượt các tín hiệu giá, làm rõ xu hướng và điểm đảo chiều, thích hợp cho việc phân tích xu hướng dài hạn.
Biểu đồ nến Nhật là công cụ phân tích kỹ thuật thông dụng nhất
Biểu đồ nến Nhật là công cụ phân tích kỹ thuật thông dụng nhất

5. Các công cụ trong phân tích kỹ thuật

Phân tích kỹ thuật sử dụng nhiều công cụ để nhận diện xu hướng, xác định điểm mua/bán và đánh giá sức mạnh thị trường. Các công cụ phổ biến gồm:

  • Chỉ báo kỹ thuật (Technical Indicators):
    Đường trung bình động: Giúp làm mượt các biến động giá và nhận diện xu hướng chính.
    Chỉ báo RSI (Relative Strength Index): Đánh giá sức mạnh của xu hướng và nhận diện các vùng quá mua hoặc quá bán.
    MACD (Moving Average Convergence Divergence): Theo dõi động lượng và xu hướng của giá.
    Bollinger Bands: Dựa vào độ biến động của giá để xác định các điểm mua bán tiềm năng.
  • Mẫu hình nến Nhật (Candlestick Patterns): Bao gồm các mẫu hình nến nhật đơn nến, hai nến hoặc đa nến…. giúp dự đoán sự thay đổi trong xu hướng giá và cung cầu trên thị trường, cung cấp tín hiệu giao dịch hoặc cảnh báo rủi ro.
  • Các mô hình giá là các biểu đồ cụ thể có thể được nhìn thấy trong bất cứ khung thời gian nào. Những mô hình này giúp nhà đầu tư xác định điểm đảo chiều hoặc tiếp diễn xu hướng. Các mô hình giá phổ biến gồm: mô hình đảo chiều đầu vai, mô hình tam giác, mô hình hình chữ nhật và mô hình cờ.

Các mẫu hình nến Nhật được nhiều nhà đầu tư sử dụng trong phân tích kỹ thuật

Các mẫu hình nến Nhật được nhiều nhà đầu tư sử dụng trong phân tích kỹ thuật

6. Những sai lầm khi phân tích kỹ thuật

Dưới đây là những lỗi phổ biến và giải pháp khắc phục:

Sai lầm của nhà đầu tư khi phân tích kỹ thuật Giải pháp cho nhà đầu tư để tránh mắc lỗi khi phân tích kỹ thuật
Quá phụ thuộc vào một chỉ báo kỹ thuật khiến việc ra quyết định thiếu chính xác do mỗi công cụ đều có hạn chế riêng. Kết hợp nhiều chỉ báo khác nhau để có góc nhìn toàn diện và xác nhận tín hiệu giao dịch.
Phớt lờ tin thức thị trường và các yếu tố vĩ mô như chính sách tiền tệ, lạm phát, lãi suất có thể khiến nhà đầu tư bỏ lỡ cơ hội sinh lời hoặc dự đoán rủi ro. Kết hợp phân tích kỹ thuật với phân tích cơ bản để đưa ra quyết định chính xác hơn.
Giao dịch theo cảm tính, không có kế hoạch cụ thể về điểm vào/ra lệnh, mục tiêu lợi nhuận và mức cắt lỗ có thể dẫn đến rủi ro cao. Xây dựng chiến lược giao dịch bài bản, tuân thủ nguyên tắc và quản trị rủi ro chặt chẽ.
Tâm lý FOMO (sợ bỏ lỡ cơ hội) khiến nhiều người mua vào khi giá đang tăng mạnh mà không chờ đợi điểm vào hợp lý. Điều này dễ dẫn đến mua đỉnh và chịu thua lỗ khi giá điều chỉnh. Kiên nhẫn chờ đợi tín hiệu xác nhận từ thị trường và đặt nguyên tắc giao dịch rõ ràng
Không quản lý rủi ro, không đặt mức cắt lỗ (stop-loss) hoặc không xác định trước mức rủi ro tối đa cho mỗi giao dịch, dẫn đến thua lỗ nặng. Đặt stop-loss hợp lý và quản lý vốn hiệu quả là điều bắt buộc để bảo vệ tài sản
Không đánh giá lịch sử giao dịch khiến nhà đầu tư không rút ra bài học từ những sai lầm hoặc thành công trước đó. Ghi chép lại các giao dịch, phân tích nguyên nhân thắng/thua để điều chỉnh chiến lược hợp lý hơn trong tương lai
Xác định quá mua/quá bán sai thời điểm – chỉ dựa vào RSI và MACD để xác định điểm quá mua/quá bán mà không xem xét xu hướng thị trường. Kết hợp nhiều chỉ báo để đánh giá chính xác hơn.
Thiếu kiên nhẫn khiến nhà đầu tư thoát lệnh sớm hoặc thay đổi chiến lược liên tục. Xác định mục tiêu dài hạn và kiên trì với kế hoạch giao dịch đã đề ra.
Quá lạc quan/ bi quan có thể khiến nhà đầu tư đưa ra quyết định không hợp lý. Giữ trạng thái trung lập, bám sát dữ liệu và phân tích thay vì bị chi phối bởi cảm xúc.
Áp dụng một chiến lược cho mọi điều kiện thị trường mà không điều chỉnh. Linh hoạt cập nhật chiến lược để phù hợp với từng giai đoạn của thị trường.
Các trường phái phân tích kỹ thuật
Nhà đầu tư nên linh hoạt cập nhật chiến lược đầu tư phù hợp với từng giai đoạn của thị trường

7. Hướng dẫn các bước cơ bản để thực hành phân tích kỹ thuật

Nhà đầu tư nên áp dụng các cách sau để nâng cao kỹ năng phân tích kỹ thuật:

  • Nghiên cứu tài liệu chuyên sâu: Đọc sách và tài liệu từ các tác giả uy tín để hiểu rõ phương pháp và chiến lược phân tích kỹ thuật.
  • Tham gia khóa học, hội thảo: Học hỏi từ chuyên gia và cập nhật kiến thức mới nhất về thị trường.
  • Thực hành trên tài khoản demo: Ứng dụng lý thuyết vào thực tế mà không gặp rủi ro mất vốn.
  • Theo dõi thị trường: Quan sát biến động giá, xu hướng và các chỉ báo để cải thiện chiến lược giao dịch.
  • Tham gia cộng đồng giao dịch: Trao đổi kinh nghiệm phân tích thị trường để có góc nhìn đa chiều.
  • Sử dụng công cụ hỗ trợ: Ứng dụng phần mềm phân tích giúp tối ưu hiệu quả và tiết kiệm thời gian.

Nhà đầu tư nên trao đổi kinh nghiệm phân tích thị trường để có góc nhìn đa chiều

Mỗi trường phái phân tích kỹ thuật có những ưu điểm riêng, phù hợp với từng phong cách đầu tư và điều kiện thị trường khác nhau. Việc hiểu và vận dụng linh hoạt các phương pháp sẽ giúp nhà đầu tư nâng cao khả năng dự đoán thị trường, tối ưu lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro.

Nếu nhà đầu tư còn băn khoăn về cách kết hợp các trường phái phân tích kỹ thuật, hãy liên hệ tới hotline của Công ty Chứng Khoán Nhất Việt (VFS): (+84 28) 6255 6586 (Chi nhánh TP.HCM) hoặc (+84 24) 3928 8222 (Chi nhánh Hà Nội). Các chuyên gia tài chính của VFS sẵn sàng đồng hành và thiết kế giải pháp đầu tư “vừa vặn” và thông minh cho từng nhà đầu tư.

Thay vì tự mò mẫm như đi lạc trong sa mạc mà không có la bàn, giờ đây nhà đầu tư có thể đồng hành cùng các Chuyên gia VFS tại chương trình VFS Expert, để gia tăng kiến thức đầu tư tài chính cùng nhiều ưu đãi hấp dẫn:

  • Đặc quyền chọn chuyên gia tư vấn 1:1 và bắt nhịp thị trường trong phiên giao dịch
  • Nhận các khuyến cáo/ khuyến nghị chuyên sâu về thị trường, gồm: Thông tin nhận định thị trường; Thông tin phân tích cơ bản cổ phiếu; Thông tin phân tích kỹ thuật cổ phiếu; Danh mục khuyến nghị; Cảnh báo thị trường qua ứng dụng hệ thống VFS Mobile
  • Giới hạn tối đa 20 khách hàng/chuyên gia đảm bảo chất lượng trong suốt quá trình
  • Đặc biệt, phí giao dịch chỉ từ 0,2% cùng với danh mục Margin đa dạng

Đầu tư dễ dàng hơn bao giờ hết với sự đồng hành của những chuyên gia hàng đầu!

Chi tiết về chính sách chương trình VFS Expert xem tại: https://vfsinvest.vfs.com.vn/home/VFSExpert