Hướng dẫn giao dịch
Hướng dẫn giao dịch chứng khoán sàn HNX
1. Loại chứng khoán được giao dịch
Các loại cổ phiếu, trái phiếu và các loại chứng khoán khác đã được đăng ký giao dịch tại Sở GDCK Hà Nội.
2. Thời gian giao dịch
Thời gian từ 9h00’ đến 15h00’ Thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần, trừ các ngày nghỉ lễ theo luật định hoặc ngày nghỉ theo quyết định của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, cụ thể:
Phiên | Phương thức Giao dịch | Giờ Giao dịch | Loại lệnh sử dụng |
Phiên sáng | Khớp lệnh liên tục | 09h00’ – 11h30’ | – Lệnh giới hạn (LO)
– Lệnh thị trường (MAK, MOK, MTL) |
Giao dịch thỏa thuận | 09h00’ – 11h30’ | ||
Nghỉ giữa giờ | 11h30’ – 13h00’ | ||
Phiên chiều | Khớp lệnh liên tục | 13h00’ – 14h30’ | – Lệnh giới hạn (LO)
– Lệnh thị trường (MAK, MOK, MTL) |
Khớp lệnh định kỳ đóng cửa | 14h30’ – 14h45’ | – Lệnh giới hạn (LO)
– Lệnh ATC |
|
Giao dịch thỏa thuận | 13h00’ – 15h00’ | ||
Thị trường đóng cửa | 15h00’ |
Ghi chú: Đối với Giao dịch Lô lẻ ( ≤ 99 Cổ phiếu), không áp dụng Phương thức giao dịch định kỳ, chỉ áp dụng Phương thức giao dịch liên tục (chỉ được đặt lệnh LO) và Giao dịch thỏa thuận.
3. Phương thức giao dịch
a) Phương thức khớp lệnh
- Là phương thức giao dịch được hệ thống giao dịch thực hiện trên cơ sở so khớp các lệnh mua và lệnh bán chứng khoán ngay khi lệnh được nhập vào hệ thốngNguyên tắc khớp lệnh:
- Ưu tiên về giá:
- Lệnh mua có mức giá cao hơn được ưu tiên thực hiện trước.
- Lệnh bán có mức giá thấp hơn được ưu tiên thực hiện trước.
- Ưu tiên về thời gian: Nếu có nhiều lệnh cùng mức giá thì lệnh nào được nhập vào hệ thống trước sẽ được thực hiện trước.
- Trường hợp lệnh mua và lệnh bán cùng thỏa mãn nhau về giá thì mức giá thực hiện là mức giá của lệnh được nhập vào hệ thống trước.
Ví dụ:
- Khi nhà đầu tư đặt lệnh Mua ACB tại mức giá 42.000đ, lệnh này sẽ được so khớp theo thứ tự ưu tiên về giá (giá cao được mua trước) và ưu tiên về thời gian (nhập trước được mua trước) với các lệnh Bán đối ứng đã được nhập vào hệ thống trước đó hoặc được so khớp ngay với các lệnh Bán được nhập vào hệ thống với giá bằng hoặc thấp hơn 42.000đ.
- Khi nhà đầu tư đặt lệnh Bán ACB tại mức giá 42.000đ, lệnh này sẽ được so khớp theo ưu tiên về giá (giá thấp được bán trước) và ưu tiên về thời gian (nhập trước được bán trước) với các lệnh Mua đối ứng đã được nhập vào hệ thống trước đó hoặc được so khớp ngay với các lệnh Mua được nhập vào hệ thống với giá bằng hoặc cao hơn 42.000đ.
b) Phương thức khớp lệnh định kỳ
Là phương thức giao dịch được hệ thống giao dịch thực hiện trên cơ sở so khớp các lệnh mua và lệnh bán chứng khoán tại một thời điểm xác định. Phương thức khớp lệnh định kỳ được sử dụng để xác định giá đóng cửa của chứng khoán trong phiên giao dịch.
Xác định giá theo nguyên tắc sau:
b.1 Giá khớp lệnh là mức giá có khối lượng giao dịch thành công lớn nhất và tất cả các lệnh mua có giá cao hơn, lệnh bán có mức giá thấp hơn giá được chọn phải được thực hiện hết.
b.2 Trường hợp có nhiều mức giá thỏa mãn Điểm b.1, mức giá được lựa chọn thực hiện là mức giá tại đó các lệnh của một bên phải được thực hiện hết, các lệnh của bên đối ứng phải được thực hiện hết hoặc một phần.
b.3 Trường hợp có nhiều mức giá thỏa mãn Điểm b.2, mức giá được chọn là mức giá trùng hoặc gần với mức giá thực hiện gần nhất theo phương thức khớp lệnh.
b.4 Trường hợp không có mức giá nào thỏa mãn Điểm b.2, mức giá được chọn là mức giá thỏa mãn Điểm b.1 và trùng hoặc gần với giá thực hiện gần nhất theo phương thức khớp lệnh.
Ví dụ1: Trong đợt khớp lệnh định kỳ đóng cửa, ta có sổ lệnh của mã XYZ như sau:
- Các nhà đầu B, C, D, E, G, H đặt các lệnh giới hạn LO tại mức giá như bảng dưới, nhà đầu tư A và F đặt lệnh ATC.
- Nhà đầu tư D đặt bán 200 CP vào lúc 14h35, nhà đầu tư G đặt bán 4.800 CP vào lúc 14h40.
- Giả sử giá khớp lệnh gần nhất của XYZ trong ngày là 12.5
- Theo nguyên tắc ưu tiên cho người đặt mua giá cao và ưu tiên cho người chào bán giá thấp sẽ có cột cộng dồn khối lượng (cột mua cộng dồn từ trên xuống, cột bán cộng dồn từ dưới lên), sẽ có bảng sau:
Cộng dồn | Nhà đầu tư | KL Mua | Giá | KL Bán | Nhà đầu tư | Cộng dồn | Khớp lệnh |
5,000 | A | 5,000 | ATC | 10,500 | |||
6,000 | B | 1,000 | 12.4 | 10,500 | 6,000 | ||
6,000 | 12.3 | 5,000 | D , G | 10,500 | 6,000 | ||
8,000 | C | 2,000 | 12.2 | 500 | H | 5,500 | 5,500 |
8,000 | 12.1 | 2,000 | E | 5,000 | 5,000 | ||
8,000 | ATC | 3,000 | F | 3,000 |
- Theo nguyên tắc xác định giá: xét 2 mức giá có khối lượng giao dịch thành công lớn nhất:
- Xét mức giá 12.3, các lệnh mua có giá cao hơn (12.4, ATC), lệnh bán có mức giá thấp hơn (12.2; 12.1; ATC) được thực hiện hết à thỏa điều kiện b.1
- Xét mức giá 12.4, lệnh bán ở mức giá 12.3 chỉ khớp 500, không khớp hết 5,000 à không thỏa điều kiện b.1
- Vậy mức giá khớp lệnh là 12.3
- Kết quả và thứ tự khớp lệnh:
Nhà đầu tư | Khớp Mua | Nhà đầu tư | Khớp bán |
A | 5,000 | F | 3,000 |
B | 1,000 | E | 2,000 |
H | 500 | ||
D | 200 | ||
G | 300 | ||
Khớp lệnh | 6,000 | 6,000 |
- Trong đó nhà đầu tư A, F đặt lệnh ATC nên sẽ được phân bổ trước, nhà đầu tư D đặt lệnh bán sớm hơn nên khớp hết toàn bộ 200 CP, còn nhà đầu tư G chỉ khớp được 300 CP còn 4,500 CP còn lại không khớp do đã hết dư mua, có nghĩa là nhà đầu tư G bán với mức giá thấp hơn giá khớp lệnh nhưng lệnh vẫn không khớp hết.
Ví dụ2: Trong đợt khớp lệnh định kỳ đóng cửa, ta có sổ lệnh của mã XYZ như sau:
- Các nhà đầu B, C, D, E, G đặt các lệnh giới hạn LO tại mức giá như bảng dưới, nhà đầu tư A và F đặt lệnh ATC.
- Nhà đầu tư D đặt bán 200 CP vào lúc 14h35, nhà đầu tư G đặt bán 800 CP vào lúc 14h40.
- Giả sử giá khớp lệnh gần nhất của XYZ trong ngày là 12.5
- Theo nguyên tắc ưu tiên cho người đặt mua giá cao và ưu tiên cho người chào bán giá thấp sẽ có cột cộng dồn khối lượng (cột mua cộng dồn từ trên xuống, cột bán cộng dồn từ dưới lên), sẽ có bảng sau:
Cộng dồn | Nhà đầu tư | KL Mua | Giá | KL Bán | Nhà đầu tư | Cộng dồn | Khớp lệnh |
5,000 | A | 5,000 | ATC | 6,000 | |||
6,000 | B | 1,000 | 12.4 | 6,000 | 6,000 | ||
6,000 | 12.3 | 6,000 | 6,000 | ||||
8,000 | C | 2,000 | 12.2 | 1,000 | D , G | 6,000 | 6,000 |
8,000 | 12.1 | 2,000 | E | 5,000 | 5,000 | ||
8,000 | ATC | 3,000 | F | 3,000 |
- Theo nguyên tắc xác định giá:
- 3 mức giá 12.2 ; 12.3 ; 12.4 thỏa điều kiện b.1 và điều kiện b.2
- Xét điều kiện b.3 mức giá 12.4 gần với mức giá khớp lệnh gần nhất 12.5 nên giá khớp lệnh sẽ là 12.4.
- Kết quả và thứ tự khớp lệnh:
Nhà đầu tư | Khớp Mua | Nhà đầu tư | Khớp bán |
A | 5,000 | F | 3,000 |
B | 1,000 | E | 2,000 |
D | 200 | ||
G | 800 | ||
Khớp lệnh | 6,000 | 6,000 |
c) Phương thức thoả thuận:
Là phương thức giao dịch trong đó các thành viên tự thoả thuận với nhau về các điều kiện giao dịch (giá, số lượng) và được Đại diện giao dịch của thành viên nhập thông tin vào hệ thống giao dịch để xác nhận giao dịch này.
4. Đơn vị yết giá
- Đối với giao dịch khớp lệnh liên tục đơn vị yết giá là 100 đồng cho tất cả các mức giá.
- Đối với giao dịch theo phương thức thỏa thuận và trái phiếu: không qui định đơn vị yết giá.
5. Biên độ dao động giá/Giá tham chiếu
- Biên độ dao động giá áp dụng đối với cổ phiếu theo quy định của Sở GDCK Hà Nội (sau khi được UBCK nhà nước chấp thuận.)
Giá tối đa (giá trần) = Giá tham chiếu + (Giá tham chiếu x biên độ dao động)
Giá tối thiểu (giá sàn) = Giá tham chiếu – (Giá tham chiếu x biên độ dao động)
- Biên độ dao động giá không áp dụng đối với cổ phiếu trong một số trường hợp sau:
- Ngày giao dịch đầu tiên của cổ phiếu mới niêm yết;
- Cổ phiếu được giao dịch trở lại sau khi bị tạm ngừng giao dịch trên 25 phiên giao dịch;
- Các trường hợp khác theo quyết định của Sở GDCKHN.
- Biên độ dao động đối với trái phiếu: không áp dụng.
- Giá tham chiếu:
- Giá tham chiếu được xác định bằng giá khớp lệnh của phiên Khớp lệnh định kỳ đóng cửa của ngày giao dịch liền trước đó.
- Đối với các cổ phiếu mới niêm yết hoặc cổ phiếu bị tạm ngừng giao dịch trong ngày đầu tiên giao dịch hoặc ngày giao dịch trở lại sẽ giao dịch không biên độ. Trong ngày giao dịch tiếp theo, giá tham chiếu của cổ phiếu này sẽ được tính như quy định ở trên.
6. Loại lệnh giao dịch
Phiên khớp lệnh liên tục: là lệnh giới hạn (LO), lệnh thị trường (MAK, MOK, MTL).
Phiên khớp lệnh định kỳ đóng cửa: là lệnh giới hạn (LO), lệnh ATC.
- Lệnh giới hạn (LO) là lệnh mua hoặc bán được thực hiện theo mức giá chỉ định của nhà đầu tư. Lệnh giới hạn có hiệu lực cho đến khi bị hủy bỏ hoặc cho đến khi kết thúc phiên giao dịch.
- Lệnh thị trường (MAK, MOK, MTL): là lệnh mua chứng khoán tại mức giá bán thấp nhất hoặc lệnh bán chứng khoán tại mức giá mua cao nhất hiện có trên thị trường. Khi vào sổ lệnh nếu không có lệnh đối ứng, các lệnh này sẽ bị hủy.
– Lệnh thị trường khớp và hủy (MAK): sau khi vào sổ lệnh, lệnh có thể được khớp toàn bộ; hoặc có thể khớp một phần, phần còn laị không khớp sẽ bị hủy.
– Lệnh thị trường khớp toàn bộ hoặc hủy (MOK): sau khi vào sổ lệnh, nếu không được khớp hết thì lệnh sẽ bị hủy toàn bộ.
– Lệnh thị trường giới hạn (MTL): Khi vào sổ lệnh, lệnh sẽ được thực hiện ngay với mức giá tốt nhất hiện có. Phần còn lại không được thực hiện hết do khối lượng của bên đối ứng đã hết sẽ được chuyển thành lệnh giới hạn. Lệnh thị trường mua sẽ được chuyển thành lệnh giới hạn mua cao hơn mức giá khớp cuối cùng một đơn vị yết giá, hoặc lệnh thị trường bán sẽ chuyển thành lệnh giới hạn bán thấp hơn giá khớp cuối cùng một đơn vị yết giá.
Ví dụ về lệnh MAK, MOK, MTL: ta có sổ lệnh sau:
KL Mua | Giá | KL Bán | |
1,000 | 12 | ||
2,000 | 12.1 | ||
3,000 | 12.2 | ||
12.3 | 2,000 | ||
12.4 | 300 | ||
12.5 | 1,000 | ||
Tổng cộng | 6,000 | 3,300 |
- Lệnh MAK: Khi ta thực hiện đặt lệnh Mua MAK với khối lượng 7,000, lệnh sẽ khớp khối lượng 3,300 theo thứ tự khớp giá bán thấp trước cụ thể: khớp 2.000 giá 12.3; 300 giá 12.4; 1,000 giá 12.5; phần còn lại 3,700 sẽ bị hủy. Với lệnh bán MAK thì ngược lại lệnh sẽ khớp khối lượng là 6,000 theo thứ tự khớp giá mua cao nhất trước, phần còn lại 1,000 sẽ bị hủy.
- Lệnh MOK: Với lệnh Mua, lệnh MOK chỉ có hiệu lực khi ta đặt với khối lượng 3,300 để khớp toàn bộ dư bán hiện tại. Lệnh mua MOK với khối lượng cao hơn hoặc thấp hơn dư bán hiện tại khi vào sổ lệnh đều bị hủy. Ngược lại với lệnh bán MOK, lệnh chỉ có hiệu lực khớp hết khi ta đặt với khối lượng dư mua hiện tại là 6,000.
- Lệnh MTL: Khi ta thực hiện lệnh Mua MTL với khối lượng 7,000, lệnh sẽ khớp theo thứ tự giá bán thấp trước, trong ví dụ này tổng khối lượng khớp là 3,300 cụ thể: khớp 2.000 giá 12.3; 300 giá 12.3; 1,000 giá 12.5; phần còn lại 3,700 sẽ được chuyển thành lệnh mua LO với mức giá cao hơn giá khớp cuối cùng 1 đơn vị yết giá, cụ thể là 12.6. Ngược lại với lệnh bán MTL thì lệnh sẽ khớp theo thứ tự giá mua cao trước, trong ví dụ này sẽ khớp 6,000 ở các mức giá 12.2, 12.1, 12, phần còn lại 1,000 sẽ chuyển thành lệnh bán LO ở mức giá thấp hơn giá khớp cuối cùng 1 đơn vị yết giá, cụ thể là 11.9.
- Lệnh ATC: là lệnh mua hoặc bán chứng khoán tại mức giá đóng cửa. Sau khi kết thúc đợt khớp lệnh đóng cửa, lệnh ATC không được khớp hoặc phần không được khớp sẽ bị hủy. Khi khớp lệnh, lệnh ATC được ưu tiên phân bổ trước và khối lượng của lệnh ATC sẽ tham gia vào xác định giá đóng cửa. Trường hợp trong phiên khớp lệnh định kỳ xác định giá đóng cửa chỉ có lệnh ATC ở hai bên sổ lệnh thì giá khớp lệnh được xác định như sau:
- Bằng giá thực hiện gần nhất nếu tổng khối lượng lệnh mua bằng tổng khối lượng lệnh bán;
- Bằng giá thực hiện gần nhất cộng một (01) đơn vị yết giá nếu tổng khối lượng mua lớn hơn tổng khối lượng bán;
- Bằng giá thực hiện gần nhất trừ một (01) đơn vị yết giá nếu tổng khối lượng mua nhỏ hơn tổng khối lượng bán;
7. Quy định về giao dịch trong ngày giao dịch
- Nhà đầu tư được đặt đồng thời lệnh mua và bán với cùng một loại chứng khoán trong từng lần khớp lệnh trên một tài khoản.
- Trong cả hai trường hợp Bán trước mua sau hoặc Mua trước bán sau, nhà đầu tư phải thỏa mãn các điều kiện sau :
- Chứng khoán bán trong bất kỳ trường hợp nào phải là chứng khoán có sẵn trong tài khoản.
- Khi mua chứng khoán, nhà đầu tư phải có sẵn tiền trong tài khoản, hoặc sử dụng dịch vụ ứng trước tiền bán (mua quyền) từ lệnh bán đã khớp trước khi mua; hoặc đảm bảo tỉ lệ ký quỹ bằng tiền (chứng khoán) theo quy định của UBCKNN.
- Nhà đầu tư được phép hủy / sửa lệnh bao gồm Sửa giá và Sửa khối lượng nếu lệnh hoặc phần còn lại của lệnh chưa được thực hiện trong phiên khớp lệnh liên tục.
8. Quy định về thanh toán:
- Giao dịch cổ phiếu: bù trừ đa phương chiều ngày T+2
- Giao dịch trái phiếu: bù trừ đa phương ngày T+1
9. Quy định về sửa lệnh/hủy lệnh:
- Phương thức khớp lệnh liên tục
- Việc sửa lệnh/hủy lệnh giao dịch chỉ được thực hiện đối với các lệnh chưa được thực hiện hoặc phần còn lại lệnh gốc chưa được thực hiện (gồm lệnh LO và phần còn lại chưa khớp của lệnh MTL)
- Các lệnh đã nhập vào hệ thống của Sở GDCK Hà Nội thì được phép Sửa giá, Sửa khối lượng.
- Phương thức khớp lệnh định kỳ đóng cửa:
- Không được phép Sửa / Hủy lệnh trong thời gian khớp lệnh định kỳ đóng cửa (bao gồm cả lệnh được chuyển từ đợt khớp lệnh liên tục sang)
- Phương thức thỏa thuận: được phép sửa lệnh/hủy lệnh nhưng phải đáp ứng các điều kiện:
- Phải xuất trình lệnh gốc cho Sở GDCK Hà Nội
- Phải được bên đối tác chấp thuận lệnh sửa đó
- Phải được Sở GDCK Hà Nội chấp thuận.
- Thời gian sửa lệnh phải hoàn tất chậm nhất 15 phút trước khi phiên giao dịch kết thúc.
- Thứ tự ưu tiên sau khi Sửa lệnh:
- Lệnh LO không khớp hoặc phần còn lại của lệnh LO chưa khớp hết sẽ tự động chuyển sang phiên tiếp theo. Thứ tự ưu tiên của lệnh sau khi sửa được tính kể từ khi lệnh sửa được nhập vào hệ thống giao dịch.
- Trường hợp sửa khối lượng tăng: thứ tự ưu tiên của lệnh sau khi sửa được tính kể từ khi lệnh sửa được nhập vào hệ thống giao dịch.
- Trường hợp sửa khối lượng giảm: thứ tự ưu tiên của lệnh không thay đổi.
10. Quy định khác
- Mở tài khoản
- Nhà đầu tư (Ngoại trừ nhà đầu tư là: Công ty Quản lý quĩ, Công ty Chứng khoán nước ngoài, Công ty Bảo hiểm 100% vốn nước ngoài, Người hành nghề chứng khoán) sẽ được mở nhiều tài khoản giao dịch tại nhiều công ty chứng khoán khác nhau (nhưng tại mỗi công ty chứng khoán chỉ được mở 1 tài khoản giao dịch và một tài khoản giao dịch ký quỹ).
- Khi mở tài khoản giao dịch, Nhà đầu tư phải thông báo cho công ty chứng khoán toàn bộ số lượng tài khoản và mã tài khoản đã mở trước đó ở các công ty chứng khoán khác (nếu có)
- Người hành nghề chứng khoán khi làm việc cho công ty chứng khoán chỉ được mở tài khoản giao dịch chứng khoán cho mình tại chính công ty chứng khoán đó.
- Ủy quyền giao dịch chứng khoán
- Nhà đầu tư có thể ủy quyền bằng văn bản (không cần công chứng) cho tổ chức là CTCK và/hoặc ngân hàng lưu ký thực hiện giao dịch thay cho mình.
- Việc ủy quyền cho cá nhân khác thực hiện giao dịch thay cho mình yêu cầu phải bằng văn bản có xác nhận của địa phương hoặc công chứng, trong đó qui định rõ phạm vi ủy quyền và người được ủy quyền không được thực hiện các giao dịch với chính họ hoặc với người thứ ba mà họ cũng được ủy quyền.
- Nhân viên công ty chứng khoán không được phép nhận ủy quyền của nhà đầu tư.