[TRỰC TIẾP] HỘI THẢO CHỨNG KHOÁN 2025 “TRIỂN VỌNG THỊ TRƯỜNG 2025 – SỨC BẬT TỪ KỲ VỌNG MỚI”

calendar10/03/2025
Tin tức VFS

Chiều hôm nay (Thứ 2 – 10/03/2023), tại Chi nhánh Hà Nội (37 Bà Triệu, Hàng Bài, Hoàn Kiếm, Hà Nội), Công ty Cổ phần Chứng khoán Nhất Việt (VFS) đã tổ chức hội thảo “Kinh tế hồi phục – Ngân hàng dẫn sóng và triển vọng của thị trường” với sự tham gia của nhiều chuyên gia và nhiều đối tác trong ngành.

Hội thảo có sự tham gia của Tiến sĩ Cấn Văn Lực – Chuyên gia Kinh tế trưởng Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV), đồng thời là thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính Tiền tệ Quốc gia, Ủy viên Ủy ban Quốc gia về Hợp tác kinh tế Thái Bình Dương (VNCPEC); bà Đỗ Hồng Vân – Đại diện Công ty Cổ phần FiinGroup Việt Nam, đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ tích hợp dữ liệu tài chính, thông tin kinh doanh. Về phía VFS có sự tham dự của ông Nguyễn Minh Hoàng – Giám đốc Phân tích Công ty, đại diện Ban Lãnh đạo công ty cùng đông đảo khách mời là các nhà đầu tư, các đơn vị báo chí quan tâm đến kinh tế, tài chính, chứng khoán.

13h50 – Hội thảo bắt đầu

Hội thảo có sự tham dự của
Các chuyên gia:
– Tiến sĩ Cấn Văn Lực – Chuyên gia Kinh tế trưởng Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV), đồng thời là thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính Tiền tệ Quốc gia, Ủy viên Ủy ban Quốc gia về Hợp tác kinh tế Thái Bình Dương (VNCPEC)
– Bà Đỗ Hồng Vân – Trưởng phòng Phân tích dữ liệu Công ty FiinGroup Việt Nam
– Ông Nguyễn Minh Hoàng – Trưởng phòng Phân tích Công ty Cổ phần Chứng khoán Nhất Việt

Lãnh đạo doanh nghiệp
– Bà Nguyễn Thị Thu Hằng – Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Chứng khoán Nhất Việt
– Ông Nguyễn Tài Vinh – Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Chứng khoán Nhất Việt

 

14h00 – Bài trình bày của TS. Cấn Văn Lực – – Chuyên gia Kinh tế trưởng Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt nam (BIDV); Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính – Tiền tệ Quốc gia; Ủy viên Ủy ban Quốc gia về hợp tác Kinh tế Thái Bình Dương (VNCPEC) về triển vọng vĩ mô 2025

Mở đầu phần trình bày, TS. Cấn Văn Lực chia sẻ thế giới đang trong giai đoạn biến động mạnh với các cuộc chiến thanh về thương mại và công nghê. Trong thời điểm này, Việt Nam cần một cuộc đổi mới lần 2 sau kê hoạch 40 năm đổi mới lần 1.

Chia sẻ về tăng trưởng kinh tế đang hồi phục từ thời Covid nhưng chậm lại. Trong đó:

  • TQ đặt kế hoạch tăng trưởng đi ngang 5%, sẵn sàng đáp trả chiến tranh thương mại BĐS còn khó khăn, tiêu dùng suy yếu
  • Ấn Độ trở thành hiện tượng tăng trưởng trong những năm trở lại đây, chủ yếu đến từ nội lực
  • Việt Nam đặt kế hoạch 8% duy trì đà tăng trưởng mạnh liên tục trong 3 năm qua, định hướng 9 – 10% đến năm 2030

Lạm phát toàn cầu về cơ bản đi ngang khi giá dầu kỳ vọng sụt giảm trong bối cảnh cầu yếu

Các NHTW có xu hướng giảm lãi suất nhưng chậm hơn. FED có thể giảm 2 lần trong năm nay. Việt Nam duy trì lãi suất đi ngang trong năm 2025.

Rủi ro về chính sách thương mại gia tăng kể từ khi tổng thống Trump tái đắc cử. Thương mại toàn cầu năm 2025 dự báo tăng trưởng 3,2% so với mức tăng 3,4% trong năm 2024.

Tiếp tục chuyển đổi xanh mặc dù Mỹ rút khỏi nhiều thỏa thuận.

An ninh mạng tăng nhanh. Công điện thủ tướng gửi bộ tài chính yêu cầu nghị quyết về tài sản số

 

Kinh tế VIệt Nam tích cực so với trung bình khu vực khoảng gần 5%. Lạm phát dự báo khoảng 4% – 4,5% trong kịch bản cơ sở hoặc cao hơn nếu chiến tranh thương mại diễn ra khốc liệt. Quốc hội cho phép 4,5 – 5% thay mục tiêu ban đầu để chú trọng tăng trương kinh tế.

Xuất khẩu dự báo nỗ lực tăng trưởng 8 – 10%

Tăng trưởng tín dụng 0,1% từ đầu năm đến nay, còn nhiều room tín dụng

Lạm phát có khả năng ảnh hưởng khi vẫn duy trì chính sách nới lỏng nhưng vẫn nằm trong tầm kiểm soát

Đối ngoại tích cực, dự kiến nâng quan hệ đối tác toàn diện với Singapore

Đột phá về thể chế: xây dựng văn bản pháp luật nhanh chóng và đồng thuận, vướng gì sửa nấy, sửa cả hiến pháp từ tháng 05/2025, yêu cầu khung pháp lý về tài sản số trong tháng 3/2025

Cách mạng về tinh gọn bộ máy: sáp nhập bộ ngành, tỉnh thành phố, tinh gọn khoảng 100k công viên chức. Bồi thường cho CNVC hưởng 80% của những năm còn lại (tương ứng với khoảng 5 tỷ USD), rất hậu hĩnh so với Mỹ là khoảng 50%. Tác dụng: giảm chồng chéo, tiết giảm chi phí, quá trình ra quyết định phục vụ người dân và DN nhanh.

 

Đi sâu vào tăng trưởng kinh tế: nông nghiệp đón góp thấp, lĩnh vực dịch vụ đóng góp nhiều nhất (khoảng 44%). Về phía cầu, Xuất khẩu ròng chỉ thặng dư 12 tỷ USD, đóng góp khoảng 4% tăng trưởng kinh tế (do xuất khẩu ròng dịch vụ âm), đóng góp nhiều nhất là tiêu dùng 59%. Do đó, để tạo động lực tăng trưởng kinh tế cần tập trung vào tiêu dùng và đầu tư.

2 tháng đầu năm chỉ số kinh tế tích cực: Lạm phát cơ bản khoảng 3,27% so với nền thâp 2024. Năm 2024, M2 thấp do đầu tư công không giải ngân và vòng quay tiền thấp (0,72 lần)

Xuất nhập khẩu: Dệt may da giầy gỗ có đơn hàng hết Q2. Về đối tác thương mại, nhập khẩu TQ tăng mạnh khoảng 30%. XK sang Mỹ tăng mạnh 23% có thể khiến VN trở thành rủi ro bị áp thuế đối ứng. 2 tahngs đầu năm, xuất khẩu sang mỹ chậm lại do chiến tranh thương mại

Vốn đầu tư đóng góp khoảng 50% tăng trưởng kinh tế. GIá trị đầu tư tại VIệt Nam tương ứng khoảng 30% GDP trong khi TQ lên đến 40% GDP. Đầu tư khu vwwcj nahf nước giảm do dầu tư công giải ngân chậm, Cần kích cầu đầu tư tư nhân.

Đầu tư công 2 tháng tăng trưởng tích cực khoảng 22%. FDI nhìn chung tích cực

TIêu dùng: bán lẻ chiếm 77% tăng danh nghieax 9%, tăng thực chỉ khoảng 5,9% thấp hơn nhiều mức 9,5% trước dịch. 2 tháng đầu năm tăng khoảng 6,2% thấp hơn mức trước dịch khoảng 9,3%

Tỷ giá: năm 2024 mất giá khaongr 5% khi đồng USD tăng 6,5%. 2 tháng đầu năm chỉ số vĩ mô Mỹ bắt đầu xấu đi, USD giảm 3,19 % và tiền đồng không mất giá. Tỷ giá năm nay êm hơn, biến động quanh 0,05%.

Về rủi ro thách thức: bên ngoài là chiến tranh thương mại, bên trong là tăng trưởng tiêu dùng, đầu tư công vẫn còn chậm, chi phí đầu vào (đặc biệt là logistic) ở mức cao (tăng khoảng 20% 2024)

Nợ xấu ngân hàng trong tầm kiểm soát: nợ xấu nội bảng khoảng 2% cao hơn 1,7% (2023). Nợ xấu gộp không tăng do cho phép cơ cấu nợ.

Về thị trường BĐS, nhìn chung dã có sự hồi phục, GDP hoạt động kinh doanh BĐS tăng 3,34% (so với 0,24% năm 2023) và xây dựng tăng 7,78% (so với 7,27% năm 2023); giao dịch đất nền tăng 34%

 

Về chính sách áp thuế quan của Mỹ đối với VN: mở rộng xuất khẩu, nới lỏng XK khí hóa lỏng RNG, hưởng lợi từ dịch chuyển chuỗi cung ứng., DN đa dạng hóa Tuy nhiên rủi ro: gán mác thao túng tiền tệ, áp thuế quan đối ứng, tăng áp lực lạm phát. Dự báo tác động lên tăng trưởng GDP toàn cầu giảm 0,2 điểm %, lạm phát tăng 0,2 – 0,5 điểm %. Thách thức đối với VN: Kịch bản cơ sở: áp thuế đối ứng (2.2%  5.1%) lên hàng hóa Việt Nam sang Mỹ, ước tính giá trị phải trả thêm khoảng 4 tỷ USD; nếu Việt Nam giảm thuế cho hàng Mỹ, tổn thất giảm thu thuế ước tính vào khoảng 0,53 tỷ USD;

 

Gợi ý giải pháp đối với DN và TTCK Việt Nam: “Tâm thế mới, Vận hội mới”. Tận dụng tốt các chính sách hỗ trợ về thuế, phí, lãi suất. Nắm bắt các xu hướng lớn. Nâng cao năng lực cạnh tranh

 

 

15h00 – Bài trình bày của Ông Nguyễn Minh Hoàng – Giám đốc phòng Nghiên cứu và Phân tich CTCP Chứng khoán Nhất Việt (VFS) trình bày về triển vọng TTCK Việt Nam 2025

Năm 2024, VN-Index tăng 12% nhưng chỉ trong giai đoạn quý 1 và phần lớn thời gian còn lại biến động thu hẹp dần trong vùng 1.200 – 1.300 điểm khi phải đối mặt với các “Cơn gió ngược”. Trong đó, tỷ giá, diễn biến bơm hút ròng OMO và áp lực bán ròng của khối ngoại tạo ra lực cản đối với thị trường.

Dự báo thị trường năm 2025:

  • Dự báo tăng trưởng LNST 14 – 15%, PE fw về 11, tương ứng với mức điểm số có thể đạt được là khoảng 1.400 – 1.450 điểm.
  • Các cơn gió ngược dịu bớt: chính trị trong nước ổn đinh, tăng trưởng kinh tế gia tốc, tỷ giá bớt áp lực, khối ngoại thu hẹp đà bán ròng, lợi suất TTCK háp dẫn trở lại.

Chi tiết hơn về các yếu tố:

  • Bộ máy chính trị hoàn thiện, đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế thông qua đầu tư công
  • Chính sách tiền tệ, cụ thể là hoạt động bơm hút trên thị trường OMO và reverse repo, hỗ trợ về thanh khoản và kỳ hạn
  • Đà bán ròng của nước ngoài giảm dần, kỳ vọng nâng hạng thị trường thu hút dòng vốn ngoại trở lại
  • Hiệu suất đầu tư các kênh khác như vàng, BĐS bớt hấp dẫn hơn
  • Dấu hiệu quan trọng cho kỳ vọng sóng tăng là thanh khoản mở rộng trở lại quanh mức 20k tỷ/phiên trong diễn biến bứt phá vùng 1.300 điểm.

Tiêu chí lựa chọn nhóm ngành tiềm năng: hưởng lợi từ vĩ mô, định giá hấp dẫn, tăng trưởng lợi nhuận, chiết khấu giá và thu hút dòng tiền.

Các ngành tiềm năng kết hợp từ các yếu tố trên bao gồm: Tài nguyên cơ bản, bán lẻ, DỊch vụ tài chính, Bất động sản.

 

15h30 – Bài trình bày của Bà Đỗ Hồng Vân –  Trường phòng Phân tích dữ liệu của Công ty cổ phần FiinGroup Việt Nam (FiinGroup) trình bày về triển vọng ngành bất động sản

Bất động sản là ngành có quy mô lớn về vốn hóa cũng như lợi nhuận. Nhưng BĐS chỉ là nhóm ngành thu hút dòng tiền thứ 3 trên thị trường

Dự báo kịch bản tăng trưởng LNST 2025 11% đối với kịch bản cơ sở, 18% với kịch bản tích cực. Trong đó, ngành BĐS là 1 trong số 2 nhóm ngành có tác động mạnh lên các kịch bản này.

Dự báo LNST ngành BĐS tăng trưởng khoảng 17% trong kịch bản cơ sở. Ngành BĐS được đánh giá là ngành có KQKD hồi phục từ đáy.

Động lực cho sự tăng trưởng của LNST ngành BĐS đến từ sự cải thiện về nguồn cung, đặc biệt là ở phân khúc trung cấp, phân khúc có nhu cầu giao dịch lớn nhất.

Tăng trưởng tín dụng mạnh mẽ giúp DN có nền tảng về nguồn vốn để triển khai các dự án BĐS. Đồng thời, đây cũng là yếu tố hỗ trợ cho người dân khi đầu tư BĐS.

Định giá của nhóm BĐS vẫn còn ở mức thấp, tạo ra dư địa lớn cho diễn biến giá. Tuy nhiên, mức định giá thấp này được đánh giá bởi nhóm VinGroup và NVL. DO đó, cần chọn lọc cổ phiếu để đầu tư.

Các cổ phiếu có thể tạo ra lợi nhuận để đưa định giá về mức thấp là những doanh nghiệp hiện tại đang có dự án triển  khai và có quỹ đất sạch.

Rủi ro ngành: áp lực tái cấp vốn khi dòng tiền phải trả lãi và gốc trái phiếu vẫn lớn (khoảng 130 nghìn tỷ) và các DN cần 400 nghìn tỷ để đầu tư. Tổng nợ vay/TTS của nhóm BĐS ở mức cao và tổng nợ vay/EBITDA ở mức 8 lần, thuộc nhóm cao nhất thị trường. Về thị trường, rủi ro áp lực bán từ khối ngoại vẫn duy trì khi tỷ trọng năm giữ cổ phiếu BĐS trong danh mục của khối ngoại vẫn đứng thứ 2 chỉ sau ngân hàng.

Một số DN dự kiến mở bán dự án trong năm 2025 sẽ tạo ra câu chuyện hỗ trợ giá cho cổ phiếu mặc dù các doanh nghiệp chưa thực sự ghi nhận lợi nhuận. Trong đó, 2 DN VHM và DXG là các DN đang nhận được sự chú ý của dòng tiền sau khi chịu áp lực do vấn đề về trái phiếu. NLG là DN tập trung phát triển các dự án tàm trung.

 

15h50 – Tea break

 

16h10 – Tọa đàm

Câu 1:

Chính phủ có rất nhiều động thái để thích ứng và đối trọng với Mỹ: áp thuế đói ứng, chủ động ứng phó về phòng vệ thương mại với các quốc gia.

TQ đã chuẩn bị trong 7 năm từ lần chiến tranh thương mại 2018 đặc biệt về công nghệ, nhất là AI.TQ đã thay đổi quan điểm, cách tiếm cận với nền kinh tế tư nhân từ kiểm soát sang kiến tạo

Đồng NDT mất giá không nhiểu nhờ nội lực và sức mạnh của NDT được củng cố và hiện tượng bán ròng của NN đối với NDT không nhiểu, 2 tháng gần đây đồng NDT tăng 0,58%.

Câu 1.1:

1 trong số các ngành hưởng lợi giữa chiến tranh thương mại: dệt may (không dùng nguyên liệu từ TQ), thủy sản.

Cần theo dõi cầu tiêu dùng để đánh giá thêm triển vọng các nhóm ngành.

 

Câu 2:

Sự tương quan giữa các kênh đầu tư và thị trường chứng khoán khi kênh tài sản số được đưa vào vận hành

Có thể sẽ ảnh hưởng nhưng chưa thể ảnh hưởng nhiểu trong giai đoạn đầu

 

Câu 3:

Tiềm năng phát triển kênh tài sản số nói chung:

  • CHính thống (do NHTW phát hành): có 4 5 quốc gia đã phát hành, TQ đang thí điểm (CDDC) sẽ trở thành xu hướng tát yếu
  • Không chính thống (bitcoin, etherium,…): do 1 nhóm người tự tạo ra, đang có vài chục nghìn, (Top 10 chiếm 90%) chủ yếu phục vụ nhu cầu thanh toán nhất thời. Loại này  bị cấm tại hầu hết các quốc gia do không được quy định về pháp lý cà rủi ro về kỹ thuật. Tiền kỹ thuật số tăng nóng trong thời gian qua do việc trợ chiến tranh, ngài Trump công nhận tiền kỹ thuật số.

Chính phủ đã nhận được kiến nghị về phát hành tiền kỹ thuật số của NHTW, cấp phép và đánh thuế các sàn giao dịch KTS

 

Câu 4:

Ngành ngân hàng vẫn là ngành duy trì tăng trưởng lợi nhuận, chất lượng tài sản tiếp tục cải thiện trong năm 2025

Câu chuyện về chia cổ tức, cổ đông chiến lược, kỳ vọng dòng tiền khối ngoại quay trở lại vào nhóm ngân hàng

triển vọng về giá đối với nhóm cổ phiếu không còn nhiều nếu thanh khaonr không cải thiện

 

Câu 5:

Lời khuyên cho nhà đầu tư khi thị trường tăng điểm nhưng lợi nhuận không tăng:

Dư địa cho các nhóm trụ không còn nhiều

NĐT cá nhân cầm nhóm cổ phiếu mid và small sẽ không ghi nhận lợi nhuận khi thị trường dùng nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn để kéo chỉ số

Tuy nhiên, đây là diễn biến ban đầu của thị trường để thu hút dòng tiền vào. Khi nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn chững lại, dòng tiền có thể luân chuyển sang các nhóm mid và small

Nếu đã nắm giữ được cổ phiếu tốt từ đầu năm thì có thể tiếp tục nắm giữ  trong ngắn hạn.

 

Câu 6: kinh nghiệm đầu tư của chuyên gia về kinh tế:

Ngân hàng về cơ bản là tích cực: tín dụng tăng đều hơn so với các năm, nhu cầu vốn của nền kinh tế rất lớn (trên 4 triệu tỷ), trong đó vốn tín dụng ngân hàng chiếm 50%; sửa đổi luật để giải quyết vấn đề nợ xấu; ngành bất động sản hồi phục; đầu tư công và các lĩnh vực khác như năng lượng, giao thông thúc đẩy tạo ra nhu cầu vay vốn và cả nợ xấu

Thách thức với ngân hàng là biên LN giảm khi LS huy động duy trì, LS cho vay giảm.

Các ngân hàng đều được tăng vốn, tạo ra dư địa tăng trưởng mạnh mẽ

Kinh nghiệm đầu tư: không bỏ trứng vào 1 giỏ, năm bắt được nhu cầu của bản thân, biết chấp nhận rủi ro

 

Câu 7:

ÁP lực phát hành thêm lên thị trường thứ cấp

Năm 2024, quy mô phát hành ở mức thấp

Năm 2025 chứng kiến các đợt phát hành của BĐS nhưng tỷ lệ phát hành không đạt 100%. Ngành Ngân hàng phát hành mới sẽ được quan tâm hơn, thu hút dòng tiền đầu tư

Nhìn chung hoạt động phát hành sẽ khởi sắc hơn trong năm 2025

 

Câu 8:

NĐT nội chi ra 2.200 tỷ mua ròng, để cân với bên bán, đâu là xu hướng NĐT nên theo?

Ẩn trong dòng tiền này là dòng tiền lớn, đây cũng có thể là chit báo để tham khảo. Nên quan sát các yếu tó khác để đánh giá thêm về thị trường

 

Câu 9: động lực tăng trưởng kinh tế

Cần chú trọng hơn về xuất khẩu dịch vụ: du lịch và vận tải. Du lịch còn nhiều tiềm năng. Vận tải nước ngoài 80% do nước ngoài nắm giữ. Y tế và giáo dục

Giải ngân đầu tư công được thúc đẩy một cách quyết liệt. dự báo giải ngân khoảng 90 – 95%

Hành lang pháp chế mới về kinh tế tư nhân. 5,3 triệu hộ kinh doanh, 3,3 triệu không nộp thuế. kích nhóm DN siêu nhỏ, hộ kinh doanh: miễn thuế, hỗ trợ sổ sách tài chính, kết nối doanh nghiệp.

Kích cầu tiêu dùng

Phát triển công nghệ, chuyển đổi số giúp tăng 1 điểm % tăng trưởng GDP; cải cách thể chế kinh tế giúp tăng 2 điểm % tăng trưởng GDP

Liên kết vùng: đề nghị các đầu tàu kinh tế tăng trưởng cao hơn: HN và HCM cần phải tăng trưởng trên 9%

Không để lạm phát trên 5%

 

Câu 10:

Hợp tác với Trump làm làm thân với người nhà tổng thống, theo xu hướng chung của cả thế giới.

Hộp tác với NVIDIA về chiến lược bán dẫn nhưng có phần chững lại vì có thể có biến động về thể chế, có thể gây ra thách thức.

Mở rộng hợp tác về hàng không (các thiết bị máy bay), năng lượng (điện gió, điện mặt trời), thiết bị quân sự, khai thác đất hiếm

Định hướng tạo mối quan hệ với Mỹ là bù trừ không cạnh tranh

 

Câu 11: Việc Nga và Ukraine đình chiến có ảnh hưởng gì

Sự kiện này sẽ tác động đến kinh tế toàn cầu

Nhóm cổ phiếu dầu khí bị chi phối bởi sự kiện này, có thể chịu tác động

Điểm tích cực của TT Trump là định hướng chấm dứt chiến tranh. điều này có khả năng sẽ xảy ra trong bối cảnh ông Trump ngừng viện trợ và có mối giao hảo tốt với TT Putin. Về dải Gaza, việc viện trợ sẽ được chọn lọc.

 

Chia sẻ thêm từ TS Cấn Văn Lực: VIệt Nam sẽ host APEC tại Phú Quốc trong năm 2027, sự kiện này có thể nhận được sự góp mặt của các nguyên thủ quốc gia lớn trên thế giới.